Petcare – Bệnh Viện Thú Y Petcare https:// Chăm sóc thú cưng như bạn thân Thu, 22 Jun 2023 13:25:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.2.6 https://ku3936.online/wp-content/uploads/2016/10/cropped-petcare-32x32.jpg Petcare – Bệnh Viện Thú Y Petcare https:// 32 32 Petcare tuyển dụng BSTY 2023 https://ku3936.online/tuyendung-bsty/ Tue, 23 May 2023 15:04:06 +0000 https://ku3936.online/?p=7257 🌞Bạn tự tin là một bác sĩ thú y có tay nghề, đam mê chăm sóc sức khỏe cho các bạn nhỏ 4 chân, mong muốn làm việc trong môi trường năng động, thì hãy đến với BỆNH VIỆN THÚ Y PETCARE 🤗
Với hơn 18 năm thành lập, PETCARE luôn hoan nghênh các thành viên mới trẻ trung, năng động, nhiệt huyết để đưa đến những dịch vụ tốt hơn, chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho các bạn cún miu 😻🐶
Vị trí công tác: luân chuyển trong hệ thống.
Hình ảnh - Petcare tuyển dụng bác sĩ thú y

Petcare tuyển dụng bác sĩ thú y

]]>
Kế hoạch hóa gia đình (Bé trai) https://ku3936.online/ke-hoach-hoa-gia-dinh-be-trai/ Tue, 23 May 2023 14:58:11 +0000 https://ku3936.online/?p=6740 Ngày xửa ngày xưa, “chàng” là một chú cún hoặc một cậu mèo vô tư, tung tăng chơi đùa. Ngày nảy này nay, chàng bỗng “buồn không biết vì sao tôi buồn” , thẫn thờ, chẳng thiết ăn uống, chỉ muốn ra ngoài ngắm trời mây cây cỏ, dịu dàng với phái đẹp, xửng cồ với mấy anh chó/ mèo hàng xóm, ưa kêu gào về đêm… À, ra chàng đã lớn, không còn là một cậu bé mà đã trở thành gã đa tình thích lang thang và mắc bệnh tương tư kinh niên. Bạn cảm thấy phiền và muốn làm gì đó để chàng mãi là độc thân vui tính?

Triệt sản đực là một phẫu thuật đơn giản, cắt bỏ hai tinh hoàn, nhằm triệt khả năng sinh sản của thú đực. Nếu bạn không có nhu cầu nuôi để làm giống thì nên triệt sản thú, đem lại có nhiều lợi ích cho cả thú và chủ nuôi.

Lợi ích của triệt sản đực

  • Không “tăng dân số” ngoài ý muốn: đặc biệt khi nhà bạn có thú cái chưa triệt sản, hay chủ thường bị méc vì bạn hay “quấy rối cô nàng hàng xóm”
  • Ngừa các vấn đề về tuyến tiền liệt
  • Ngừa ung thư tinh hoàn
  • Có thể giảm tính hung hăng
  • Có thể giảm các hành vi tính dục: như đi vệ sinh bừa bãi để đánh dấu
  • Giảm nhu cầu ra ngoài lang thang

Bên cạnh đó, triệt sản đực cũng có một số mặt trái

  • Một số nghiên cứu cho thấy có khả năng tăng nguy cơ ung thư các cơ quan khác
  • Chủ hy vọng sau khi triệt sản bạn í sẽ đỡ hung hăng hơn, bớt “đi bậy” nhưng… lầm to! “Nguyễn Y Vân” = Vẫn Y Nguyên!
  • Những bạn bị triệt sản khi còn quá nhỏ, nhất là giống chó lớn có thể làm giảm sự phát triển xương nên bạn cần được bác sĩ tư vấn trước nhé.
  • Vì không cần phải trau chuốt để tìm bạn gái nên “chàng” lơ là chăm sóc vóc dáng và bộ cánh, dẫn đến lông có phần khô xơ hơn, dễ tăng cân hơn. Đùa đấy, thật ra là do nội tiết tố thay đổi đó mà.

Khi nào bạn có thể triệt sản đực cho bé cưng?

Đối với chó mèo, độ tuổi thích hợp nhất là 5 -6 tháng. Với giống chó lớn, bạn nên đợi sau 1 năm tuổi hãy thực hiện để bé phát triển xương hoàn thiện.

Bạn cần chuẩn bị gì?

  1. Khám, đặt hẹn: Bạn nên đưa bé đến bệnh viện khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát. Petcare khuyên bạn nên làm xét nghiệm máu tổng quát cho bé để tầm soát rủi ro khi dùng thuốc mê trong phẫu thuật. Trên chó mèo có tình trạng dịch hoàn ẩn, một/hai tinh hoàn không nằm trong bìu dịch hoàn mà nằm trong cơ thể. Các thú này vẫn có khả năng sinh sản và có nguy cơ cao bị ung thư tinh hoàn. Nếu bé nhà bạn bị tình trạng này, ca phẫu thuật sẽ phức tạp hơn do phải mổ lấy tinh hoàn từ trong ổ bụng. Sau đó, bé sẽ được đặt lịch hẹn ngày giờ phẫu thuật, thông thường vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều.
  2. Ngày trước phẫu thuật: Bạn ngưng cho bé ăn uống 10 tiếng trước khi phẫu thuật nhé. Lý do là phẫu thuật yêu cầu dạ dày trống, phòng ngừa trào ngược thức ăn vào đường thở, gây nguy hiểm cho bé. Bạn cũng đừng quá lo lắng bé cưng của mình bị đói mà cho ăn nhiều hơn, điều này không cần thiết.
  3. Ngày phẫu thuật: Ca phẫu thuật đơn giản kéo dài khoảng 10-15 phút, trường hợp dịch hoàn ẩn có thể lâu hơn một chút. Bé được gây mê ngắn để không cảm thấy đau và căng thẳng. Bé sẽ hồi sức, có thể đứng dậy và đi được khoảng 20-30 phút sau phẫu thuật. Và bạn có thể đón bé về sau khi bé hồi tỉnh hoàn toàn. Về nhà, bạn cho bé uống một ít nước, rồi sau đó là một ít thức ăn mềm, ngày hôm sau bé ăn bình thường. Nôn ói có thể xảy ra khoảng 24h sau phẫu thuật do tác dụng phụ của thuốc mê.
  4. Sau khi phẫu thuật đến khi vết thương lành hoàn toàn (thường là 3 – 5 ngày), bạn nên duy trì đeo collar chống liếm cho bé; ngăn bé không cắn, gãi vết thương; hạn chế vận động mạnh như chạy nhảy, leo cầu thang; hạn chế cho bé tiếp xúc với thú khác trong nhà (vì đã có trường hợp thấy “đồng bọn” không liếm được, tội nghiệp quá, nên ta liếm dùm); tái khám kiểm tra vết thương và dùng thuốc giảm đau, kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong thời gian này, nếu bé có biểu hiện bất thường: sốt cao, nôn ói nhiều, mệt mỏi nhiều, thở gấp, vết thương hở có chảy dịch… bạn phải đưa bé đến gặp bác sĩ ngay!

Tại Petcare có dịch vụ lưu hậu phẫu. Nếu bạn không có thời gian, nhà nuôi nhiều chó mèo hoặc không tự tin chăm sóc tốt thì có thể đăng ký dịch vụ này. Bé cưng nhà bạn sẽ được ở nội trú đến khi vết thương lành hoàn toàn dưới sự chăm sóc tận tình 24/7 của các bác sĩ. Khi bé trở về nhà là có thể chơi đùa thoải mái cùng bạn rồi.

Tại sao triệt sản rồi mà bé vẫn có “nhu cầu”?

Đây là câu hỏi các bác sĩ Petcare vẫn thường nhận. Một số bạn nhỏ sau khi đi phẫu thuật về bữa trước là bữa sau đã có biểu hiện “ham vui” rồi. Vậy là sao? Bác sĩ có chắc là đã triệt hết chưa? Hổng biết là có còn sót gì không mà sao kỳ vậy?

Bạn hãy quên hình ảnh các vị công công ẻo lả trên phim ảnh đi nhé. Thực tế là nội tiết tố sinh dục nam (testosterone) không chỉ được sinh ra ở dịch hoàn mà còn ở não nữa. Nên sau khi phẫu thuật, hàm lượng nội tiết tố trong máu vẫn còn cao, sau đó mới giảm dần, thú cũng từ từ giảm ham muốn. Bạn nên hiểu việc triệt sản chỉ làm cho chó/mèo không còn khả năng sinh sản, chứ không có thể biến con trai thành con gái ngay và luôn đâu à.

Triệt sản đực thú cưng có thể không cần thiết nếu bạn chỉ nuôi một bé và bản năng tính dục của bé không quá mãnh liệt.

Việc triệt sản hay không tùy thuộc vào nhu cầu và nhận thức của chủ nuôi. Bạn hãy cân nhắc để mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe thể chất và tinh thần của thú cưng cũng như cuộc sống của bạn.  

Ảnh: Kế hoạch hóa gia đình (Bé trai)

Ảnh: Kế hoạch hóa gia đình (Bé trai)

Tham khảo

 

]]>
“Kế hoạch hóa gia đình” (Bé gái) https://ku3936.online/ke-hoach-hoa-gia-dinh-be-gai/ Tue, 23 May 2023 14:46:11 +0000 https://ku3936.online/?p=6733 Bạn có một nàng cún dễ thương hoặc một nàng mèo đáng yêu, và bạn muốn nàng mãi là “nàng công chúa bé bỏng” chứ không trở thành một “mẫu hậu” đầu xù tóc rối, lông lá xơ xác với đàn con nheo nhóc? Vậy thì bạn hãy làm quen với khái niệm triệt sản cái nhé. Đây là một phương pháp “kế hoạch hóa gia đình” đem lại lợi ích to lớn lâu dài cho bé cưng của bạn đó.

Lợi ích của triệt sản cái

Triệt sản cái là phẫu thuật khá đơn giản, cắt bỏ hai buồng trứng và tử cung, nhằm triệt khả năng sinh sản của thú cái.

Đối với người chủ, việc triệt sản làm ngưng các phiền toái khi bé cưng “tới tháng” và sự ve vãn của các “anh hàng xóm”. Đồng thời, ngăn chặn khả năng mang thai ngoài ý muốn, và bé nó có “lỡ dại” thì chủ cũng đỡ đau đầu suy nghĩ tìm cách giải quyết đàn con nhỏ: đi hay ở? Cho ai để các bé được sống sung sướng?… Nếu bé đã được triệt sản, bạn có thể tự tin, thoải mái dẫn đi dạo công viên, bãi biển mà không ngại bị quấy rầy hay “lãnh hậu quả” về sau.

Nhưng quan trọng hơn hết là lợi ích trực tiếp của bé cưng: giảm nguy cơ ung thư vú; loại bỏ nguy cơ ung thư buồng trứng và tử cung; ngừa viêm tử cung. Viêm tử cung là một bệnh thường gặp trên thú cái già, chưa phối giống hoặc chưa triệt sản. Ngoài ra, trong “thời kỳ nhạy cảm”, thú cái thường thay đổi hành vi: biếng ăn, khó dạy bảo, hung hăng, thích ra ngoài chơi, đánh dấu khắp nơi bằng nước tiểu… và triệt sản có thể giải quyết các vấn đề này.

Triệt sản cái khi nào là tốt nhất?

Thời điểm tốt nhất để triệt sản là trước kỳ kinh đầu tiên, khoảng 5-6 tháng tuổi. Đối với giống chó lớn thì nên thực hiện sau 1 tuổi.

Mục đích của việc triệt sản sớm nhằm ngăn ngừa ung thư vú. Theo một nghiên cứu, nếu thú được triệt sản trước kỳ kinh đầu tiên thì khả năng bị ung thư vú gần như bằng 0%, sau kỳ kinh đầu là 7% và sau kỳ kinh thứ hai là 25%.

Nếu bé của bạn có kinh vào thời điểm hẹn triệt sản, bạn nên lùi lịch hẹn sau đó 1 tháng để tử cung có thời gian giảm sưng và trở lại bình thường.

Bạn cần chuẩn bị gì?

Khám và đặt hẹn: Bạn cần đem bé cưng đến bác sĩ khám tổng quát để đánh giá tình trạng sức khỏe chung. Petcare khuyên bạn nên làm xét nghiệm máu tổng quát để tầm soát rủi ro khi gây mê; siêu âm vùng bụng để kiểm tra trạng thái tử cung (bình thường hay sưng to do sắp tơí kỳ phối giống?). Sau đó, bé sẽ được đặt lịch hẹn ngày giờ phẫu thuật, thông thường vào buổi sáng.

Ngày trước phẫu thuật: Vào buổi tối trước ngày phẫu thuật, bạn cho bé ăn uống bình thường, rồi cất thức ăn nước uống sau 10h đêm nhé. Lý do là phẫu thuật yêu cầu dạ dày trống, phòng ngừa trào ngược thức ăn vào đường thở, gây nguy hiểm cho bé. Bạn cũng đừng quá lo lắng bé cưng của mình bị đói mà cho ăn nhiều hơn, điều này không cần thiết. Bé chịu đựng được và sẽ ổn mà.

Ngày phẫu thuật: Ca phẫu thuật kéo dài khoảng 45-60 phút. Bé được gây mê ngắn để không cảm thấy đau và căng thẳng. Bé sẽ hồi sức, có thể đứng dậy và đi được khoảng 1-2h sau phẫu thuật. Và bạn có thể đón bé về sau khi bé hồi tỉnh hoàn toàn. Về nhà, bạn cho bé uống một ít nước, rồi sau đó là một ít thức ăn mềm, ngày hôm sau bé ăn bình thường. Nôn ói có thể xảy ra khoảng 24h sau phẫu thuật do tác dụng phụ của thuốc mê.

Sau khi phẫu thuật đến khi vết thương lành hoàn toàn (thường là 10 ngày), bạn nên duy trì đeo collar chống liếm cho bé; ngăn bé không cắn, gãi vết thương; hạn chế vận động mạnh như chạy nhảy, leo cầu thang; hạn chế tiếp xúc với thú khác trong nhà (vì đã có trường hợp thấy “đồng bọn” không liếm được, tội nghiệp quá, nên ta liếm dùm);tái khám kiểm tra vết thương và dùng thuốc giảm đau, kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong thời gian này, nếu bé có biểu hiện bất thường: sốt cao, nôn ói nhiều, mệt mỏi nhiều, thở gấp, vết thương hở có chảy dịch… bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay!

Tại Petcare có dịch vụ lưu hậu phẫu. Nếu bạn không có thời gian, nhà nuôi nhiều chó mèo hoặc không tự tin chăm sóc tốt thì có thể đăng ký dịch vụ này. Bé cưng nhà bạn sẽ được ở nội trú đến khi vết thương lành hoàn toàn dưới sự chăm sóc tận tình 24/7 của các bác sĩ. Khi bé trở về nhà là có thể chơi đùa thoải mái cùng bạn rồi.

Hiện nay, trên thị trường có bán thuốc tiêm ngừa thai trên chó mèo. Thuốc được tiêm vào mỗi kỳ lên giống của thú. Petcare khuyến cáo bạn không nên dùng phương pháp này. Hiệu quả ngừa thai của loại thuốc này chưa được kiểm chứng nhưng hậu quả thì đã được ghi nhận: thú vẫn có thai và sinh ra thai dị dạng hoặc thai chết lưu; rối loạn nội tiết tố dẫn đến viêm vú, viêm tử cung dạng kín. Đây là dạng viêm tử cung khó nhận biết, thường được phát hiện muộn, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn và ngại phẫu thuật cho thú cưng, bạn có thể áp dụng phương pháp sau để ngừa thai cho bé: giữ bé trong nhà, không cho tiếp xúc với thú đực trong những ngày nhạy cảm.

Tóm lại, việc triệt sản cái bằng phẫu thuật không chỉ đem lại lợi ích sức khỏe cho thú cưng mà còn đem lại cuộc sống thoải mái, tiện lợi cho chủ nuôi. Ngoài ra, đây còn là phương pháp giúp hạn chế số lượng chó mèo con sinh ra ngoài ý muốn, giảm lượng chó mèo hoang lang thang cơ nhỡ, để mỗi bé sinh ra đều được yêu thương chăm sóc tốt nhất. 

Tham khảo

 

]]>
Viêm tai giữa/ tai trong trên chó mèo https://ku3936.online/viem-tai-giua-tai-trong-tren-cho-meo/ Mon, 22 May 2023 16:28:00 +0000 https://ku3936.online/?p=6983 Viêm tai giữa và viêm tai trong là những vấn đề về tai thường gặp trên chó mèo. Nguyên nhân thường gặp là do nhiễm khuẩn. Nếu cún/mèo nhà bạn từng bị ghẻ tai một thời gian dài, hoặc có khối u trong tai, hoặc có ngoại vật lọt vào tai (hạt cỏ, côn trùng…) đều có thể tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Chó có đôi tai dài và cụp rũ thường dễ bị viêm tai giữa/trong như Cocker Spaniel, Basset Hound, Bloodhound, Labrador Retriever, Springer Spaniel… Ngoài ra, cún/ mèo bị viêm tai giữa/trong có thể do sự bất thường trong cấu trúc tai hoặc có sự mất cân bằng miễn dịch, hoặc màng nhĩ bị tổn thương nên vi khuẩn có thể di chuyển xuống tai giữa/ tai trong. Việc làm sạch quá thô bạo khi thú bị viêm tai ngoài cũng là một tác nhân dẫn đến viêm tai sâu hơn.

Các dấu hiệu viêm tai giữa/trong tùy thuốc vào mức độ nghiêm trọng và mức độ nhiễm trùng. Một số thú không có dấu hiệu bên ngoài. Một số có biểu hiện nhai miễn cưỡng, đau khi mở miệng, lắc đầu, vuốt tai, nghiêng đầu, mất thăng bằng, giảm thính lực. Ngoài ra, thú còn có các biểu hiện khác chỉ thích nằm; tai sưng đỏ, tiết dịch và có mùi hôi; nôn và buồn nôn, chảy nước bọt ở một bên miệng, kéo mí mắt thứ ba…

Viêm tai giữa/trong là một bệnh khá nghiêm trọng. Nếu cún/ mèo nhà bạn bị nôn hoặc không ăn được, bé cần được truyền dịch để tránh mất nước và kiểm soát nôn. Điều trị đúng nguyên nhân là rất quan trọng. BSTY sẽ kê toa các loại thuốc thích hợp, kháng sinh nếu viêm do vi khuẩn hoặc kháng nấm nếu nguyên nhân do vi nấm. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 6-8 tuần nên rất cần sự hợp tác tốt từ chủ nuôi. Nếu thú bị mất thăng bằng, bạn nên hạn chế cho bé vận động, đặc biệt là đi cầu thang, và việc dùng tay cho ăn sẽ hạn chế gây buồn nôn. Trong trường hợp nghiêm trọng, thú có thể được phẫu thuật.

Nghiêm trọng là thế nhưng bạn có thể dễ dàng phòng ngừa viêm tai giữa/trong bằng các biện pháp đơn giản: Vệ sinh tai sao cho đúng cách?, phòng ngừa ghẻ tai, điều trị ngay khi có các triệu chứng Viêm tai ngoài trên chó mèo, hợp tác tốt với BSTY trong liệu trình điều trị. Mong rằng với những thông tin trên, các bạn sẽ có thêm lý do để giữ tai các bé nhà mình luôn sạch, luôn thơm, luôn khỏe mạnh nhé! Cùng Petcare chăm sóc thú cưng của bạn!

]]>
Viêm tai ngoài trên chó mèo https://ku3936.online/viem-tai-ngoai-tren-cho-meo/ Mon, 22 May 2023 16:18:23 +0000 https://ku3936.online/?p=6981 Bệnh nào cũng mệt nhưng với viêm tai thì đặc biệt khó chịu. Thú bị viêm tai sẽ cảm thấy đau đớn, ngứa gãi nhiều, có mùi hôi và có biểu hiện khó chịu. Viêm tai được chia là viêm tai ngoài và viêm tai giữa/trong. Viêm tai ngoài là một bệnh lý thường gặp trên chó mèo. Một số giống chó có tai lớn, cụp rũ hoặc có lông mọc trong tai thường bị hơn như Cocker Spaniels, Miniature Poodle, Old English Sheepdogs…

Trên chó, nguyên nhân gây viêm tai ngoài thường do vi khuẩn hoặc nấm. Tuy nhiên, trên mèo, nguyên nhân thường gặp là do ghẻ tai.

Viêm tai thường gây đau cho thú. Bạn sẽ thấy các bạn nhỏ thường xuyên lắc đầu, gãi tai hoặc các vùng xung quanh tai. Tai thú thường viêm đỏ, có mùi khó chịu, có thể chảy dịch màu đen hoặc vàng. Trường hợp viêm mãn tính, vành tai dày lên và ống tai bị hẹp do niêm mạc viêm lâu ngày.

Viêm tai ngoài thường nhầm lẫn với nhiễm ghẻ tai vì thú cùng có những triệu chứng ngứa gãi, lắc đầu và có dịch tiết màu đen. Tuy nhiên, ghẻ tai thường gặp trên cún hoặc mèo con. Chó mèo trưởng thành có thể bị nhiễm ghẻ tai từ cún/mèo con, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây viêm tai ngoài.

Khi bạn nghi ngờ cún/mèo nhà mình bị viêm tai ngoài, bạn nên đưa bé đến gặp BSTY nhé. Bác sĩ sẽ dùng ống soi để kiểm tra ống tai xem có ngoại vật hay u bướu không và tình trạng của màng nhĩ. Tiếp theo, bác sĩ sẽ lấy dịch tai để xác định tác nhân gây viêm và có thể làm kháng sinh đồ (kiểm tra độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh- nếu cần thiết). Từ đó, BSTY sẽ đưa ra chẩn đoán và liệu trình thích hợp cho bé nhà bạn. Đa số các trường hợp bị viêm tai ngoài đều được chữa khỏi nếu xác định đúng nguyên nhân và chủ nuôi hợp tác tốt.

Cún/mèo bị viêm tai ngoài thường bị đau, thường xuyên dùng chân gãi và lắc đầu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng gọi là bướu máu vành tai, khi các mạch máu ở vành tai bị vỡ do gãi/lắc quá mức, và cần phải can thiệp bằng tiểu phẫu. Ngoài ra, viêm tai ngoài lâu ngày có thể dẫn đến viêm tai giữa, gây thủng màng nhĩ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực của thú.

Trong quá trình điều trị viêm tai ngoài, việc Vệ sinh tai sao cho đúng cách? của chủ nuôi đóng vai trò quyết định. Việc phòng ngừa viêm tai không hề khó: dùng thuốc phòng ghẻ tai, giữ tai cún/ mèo luôn sạch (nhưng không có nghĩa là lạm dụng việc làm sạch nha) và đưa bé đi khám ngay khi bạn nghi ngờ bé có triệu chứng. Phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn chữa bệnh, đúng không ạ?

]]>
Cần làm gì khi cún bị chảy máu cam https://ku3936.online/can-lam-gi-khi-cun-bi-chay-mau-cam/ Mon, 22 May 2023 16:01:31 +0000 https://ku3936.online/?p=6968 Chảy máu cam, thường xảy ra trên cún hơn mèo, được định nghĩa là chảy máu cấp tính từ lỗ mũi hoặc vòm họng.

Nguyên nhân chảy máu cam đột ngột có thể đơn giản do chấn thương hoặc viêm đường hô hấp trên. Hoặc do các nguyên nhân khác nghiêm trọng hơn và cần can thiệp ngay:

  • Nguyên nhân gây chảy máu 1 bên mũi: ngoại vật gây kích ứng mũi; abscess răng gây chảy máu cam kèm theo sưng vùng mắt hoặc vùng sống mũi; bướu trong mũi
  • Nguyên nhân gây chảy máu 2 bên mũi: côn trùng trong mũi gây hắt hơi và làm cún liên tục cào vùng mũi; nuốt phải thuốc diệt chuột hoặc ăn phải chuột bị nhiễm độc; do thuốc điều trị; rối loạn đông máu; rối loạn tự miễn; nhiễm ký sinh trùng máu do ve; nhiễm nấm ở mũi.

Bạn có thể làm gì khi cún bị chảy máu cam?

  • Việc đầu tiên là bạn phải thật bình tĩnh và giúp cho cún bình tĩnh, vì khi cún kích động sẽ làm huyết áp tăng, làm máu chảy nhiều hơn.
  • Chườm túi nước đá lên sống mũi. Với giống chó mõm ngắn (Pug, Bulldog, Perkingese…) có thể để túi nước đá trước mũi. Hơi lạnh sẽ làm co các mạch máu nhỏ và giúp giảm chảy máu.
  • Nếu máu không ngưng chảy hoặc cún có biểu hiện khó thở, hãy đưa đến gặp BSTY ngay.
  • Lưu ý rằng thú có thể nuốt nhiều máu nên sau giai đoạn này thú có thể nôn có cục máu đông hoặc đi tiêu ra phân đen. Các biểu hiện này thường gặp và không phải do xuất huyết đường tiêu hóa.

Làm thế nào để chẩn đoán nguyên nhân gây chảy máy cam? Ngoài thăm khám trực tiếp, tùy trường hợp mà BSTY có thể đề nghị thêm các xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác:

  • Xét nghiệm công thức máu để xác định thiếu máu, số lượng tiểu cầu…
  • Xét nghiệm sinh hóa máu để đánh giá chức năng gan thận, điện giải, lượng protein trong máu…
  • Xét nghiệm nước tiểu để xác định có máu trong nước tiểu hoặc các bất thường khác
  • X-quang kiểm tra vùng mũi, hầu, họng, vùng ngực
  • Ngoài ra còn có các xét nghiệm khác như test nhanh ký sinh trùng máu do ve (Ehrlichia, Rickettsia…), xét nghiệm đông máu, đo huyết áp…

Việc cầm máu khi chảy máu cam chỉ là can thiệp tạm thời. Quan trọng là phải xác định được nguyên nhân, từ đó BSTY sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp để giải quyết triệt để triệu chứng.

]]>
Gây mê trong nha khoa cho thú cưng – Có cần thiết? https://ku3936.online/gay-me-trong-nha-khoa-cho-thu-cung-co-can-thiet/ Mon, 22 May 2023 14:48:29 +0000 https://ku3936.online/?p=6667 Thỉnh thoảng, các bác sĩ Petcare nhận được yêu cầu từ chủ nuôi: kiểm tra để lấy vôi răng, hoặc nhổ giúp cái răng đang rung rinh cho chó/mèo; tuy nhiên, khi BSTY tư vấn cho bé sử dụng thuốc an thần thì hầu hết khách hàng đều băn khoăn, e ngại việc dùng thuốc mê sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thú cưng, nguy cơ sốc thuốc, suy giảm trí nhớ…, mất nhiều thời gian.

Sự thật là…

Bạn hãy quay ngược thời gian trở về tuổi thơ, ngày còn là một đứa trẻ, bạn có thích nha sĩ không? Chó mèo lấy vôi răng mà không gây mê cũng giống như vậy: sợ ở một mình, sợ khi bị người lạ kềm giữ, sợ ánh đèn sáng choang, sợ tiếng lịch kịch của dụng cụ, sợ tiếng re re của máy cạo vôi… Chả trách các bạn chó mèo ra sức chống cự, về đến nhà thì kiệt sức, món ngon cũng không thèm ăn nói gì đến việc khoe hàm răng mới tút, đêm ngủ thì gặp ác mộng, và nếu có ai nhắc đến đi khám răng là chỉ muốn chui ngay vào gầm giường, tàng hình luôn.

Ngược lại, một chút thuốc gây mê khi thực hiện thủ thuật nha khoa sẽ giúp thú cưng của bạn nghỉ ngơi trong chốc lát, thoải mái hoàn toàn, giúp bác sỹ thú y kiểm tra kỹ lưỡng và làm sạch từng cái răng mà không gây thương tích cho cả 2 bên. Các bạn chó mèo chỉ cần nghỉ một giấc ngắn, không đau đớn, không sợ hãi, tỉnh dậy là có ngay một hàm răng sáng bóng. Về nhà bạn í còn được thưởng cho thức ăn mềm, thoải mái nhâm nhi món khoái khẩu và tự tin khoe nụ cười xinh.

   

Bất ngờ chưa? Hình trước và sau khi cạo vôi răng có gây mê

 

Vậy thì ta sẽ làm gì để hạn chế rủi ro khi sử dụng thuốc gây mê?

Khoan cho bé ăn sáng nhé, BSTY sẽ kiểm tra và thực hiện vài xét nghiệm máu tổng quát, lẽ đương nhiên là bé khỏe sẽ chẳng có vôi răng, căn cứ vào kết quả và tiền sử bệnh, BSTY sẽ đưa ra phương án gây mê phù hợp cho mỗi bạn thú. Hầu hết thú cưng đều phục hồi sau giấc ngủ ngắn khá nhanh, có thể tỉnh táo và đứng được, chỉ khoảng 20 – 30 phút sau khi hoàn tất thủ thuật.

Cũng như con người, thú cưng có thể bị đau do sâu răng, bị nha chu, gãy răng. Việc gây mê trong nha khoa chính là đem lại sức khỏe, niềm vui cho thú cưng và chủ nuôi.

Lược dịch

 

]]>
Quy trình sản xuất cún https://ku3936.online/quy-trinh-san-xuat-cun/ Mon, 22 May 2023 14:47:54 +0000 https://ku3936.online/?p=6727 Một ngày nọ, bạn phát hiện nàng công chúa nhỏ trong nhà đã lớn, bạn muốn tuyển cho nàng một chàng hoàng tử xứng đáng. Hoặc bạn phát hiện nàng đã trốn ra ngoài hẹn hò trong “thời kỳ nhạy cảm”. Và kịch bản tiếp theo là:

  • Xin chúc mừng! Bạn sắp chào đón một vài thiên thần nhỏ (“nàng” đã có thai!)
  • Mọi thứ vẫn như cũ (“nàng” không có thai)
  • “Nàng” mang thai giả (Là sao ta? Mời bạn xem tiếp phần dưới nha)

Vậy bạn cần phải làm gì?

Trường hợp bạn chủ động kén chồng cho “nàng”

Thường thì một lần “động phòng” đã là đủ, nhưng nếu bạn muốn chắc chắn hơn có thể phối hai lần, cách nhau 2 ngày. Sau đó, “nàng” cần được nghỉ ngơi, giảm vận động khoảng 5-7 ngày để tinh trùng thực sự thụ tinh với trứng.

Trên chó, thời gian mang thai chỉ có 9 tuần, so với con người là 9 tháng. Vì vậy, tốc độ phát triển của thai rất nhanh, bạn sẽ không phải đợi lâu mà sẽ sớm nhận thấy những dấu hiệu mang thai của bé nhà mình.

Các dấu hiệu mang thai

Đây là những dấu hiệu bạn có thể quan sát được, thường xảy ra ở tuần thứ 3, thứ 4 của thai kỳ:

  • Thèm ăn hoặc biếng ăn
  • Thay đổi hành vi hoặc tâm trạng
  • Tăng cân
  • Ngực lớn hơn
  • Lừ đừ, có vẻ mệt mỏi hơn
  • Tiểu nhiều lần hơn
  • Hay làm sạch (liếm) vùng kín

Những dấu hiệu trên cũng sẽ được gặp ở chó mang thai giả. Vậy mang thai giả thật sự là gì? Làm sao để phân biệt?

Mang thai giả

Mang thai giả là khi thú cưng có các dấu hiệu mang thai mặc dù không giao phối hoặc có giao phối nhưng không thụ thai.

Nguyên nhân có thể do rối loạn nội tiết tố, progesteron và prolactin. Tình trạng này có thể kéo dài khoảng 3 tuần hoặc hơn và không có thuốc điều trị. Tuy nhiên, nếu thú cưng nhà bạn gặp vấn đề này, bạn nên đưa đến BSTY để được khám và điều trị triệu chứng (nếu có).

Các phương pháp thăm khám thai trong thú y

Khám

Sau ngày phối 2-3 tuần, bạn nên đưa bé đến BSTY để khám và tư vấn về dinh dưỡng, cách chăm sóc…

Siêu âm

Sau khi phối 5 tuần, bạn nhớ đưa bé đi siêu âm nhé, vì đây là thời điểm tốt nhất đó! Lúc này, bạn sẽ được thấy tim em bé đập nè, thấy những cái chân xíu xiu ngo ngoe hay may mắn được thấy một anh chàng năng động đang cựa mình.

Siêu âm là phương pháp an toàn và tối ưu nhất để xác định “nàng” có thai hay không và tình trạng của thai: tim thai đập tốt hay yếu, thai có cử động không, dự đoán ngày sinh trong trường hợp bạn không rõ thú cưng phối lúc nào. Hạn chế duy nhất là siêu âm không thể xác định chính xác số con trong tử cung vì hình ảnh của chúng có thể chồng lên nhau.

X-quang

Nên thực hiện sau tuần thứ 6 để biết số lượng thai và vị trí của chúng trong tử cung thú mẹ

Kiểm tra nội tiết tố và bộ kit thử thai trên chó

Relaxin là nội tiết tố sẽ tăng mạnh trong thời kỳ chó mang thai. BSTY có thể làm xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone này, xác định thú cưng có mang thai hay không. Hoặc dùng bộ kit thử thai trên chó để thử. Lưu ý là que thử thai trên người không chính xác trên chó.

Hy vọng với một ít kiến thức này, bạn sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc “nàng mẹ” để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh và chào đón những thiên thần nhỏ bé đáng yêu.

Tham khảo

 

]]>
Vệ sinh tai sao cho đúng cách? https://ku3936.online/ve-sinh-tai-sao-cho-dung-cach/ Sun, 21 May 2023 16:10:59 +0000 https://ku3936.online/?p=6978 Vệ sinh tai – việc tưởng chừng đơn giản nhưng không hẳn giản đơn với tất cả chủ nuôi. Vệ sinh tai sao cho đúng cách, sao cho các bạn cún/ mèo chịu hợp tác, sao cho đó là khoảng thời gian vui vẻ của đôi bên chứ không phải hành xác nhau, đều cần có những mẹo nhỏ. Bạn thử làm theo các bước sau nhé:

  1. Chọn khoảng thời gian vui vẻ trong ngày, thông báo cho Boss bằng giọng vui vẻ. Thời điểm có thể là sau khi cún được tắm táp mát mẻ, sau khi được ra ngoài dạo chơi, mèo sau một giấc ngủ ngon… và… “Đến giờ lau tai rồi!”. Với mèo bạn có thể dùng khăn quấn để cố định và hạn chế bị thương do mèo chống cự.
  2. Nhỏ nước rửa tai chuyên dụng vào ống tai của thú. Dùng một tay kéo nhẹ vành tai, tay còn lại nhỏ thuốc để nước rửa vào sâu trong ống tai. Lưu ý tránh để đầu chai chạm vào tai vì dễ làm nhiễm khuẩn chai nước rửa tai.
  3. Massage nhẹ nhàng phần gốc tai 3-4 phút rồi sau đó để thú lắc tai thoải mái. Động tác này giúp nước rửa tai làm mềm các chất bẩn và thú lắc đầu để các chất bẩn bên trong được đẩy ra ngoài.
  4. Dùng gòn hoặc gạc mềm lau nhẹ nhàng các chất bẩn có thể thấy được ở ống tai.
  5. Lặp lại với bên còn lại.
  6. Nhỏ thuốc (tương tự bước 2) khi có chỉ định của bác sĩ. Massage nhẹ nhàng phần gốc tai 2-3 phút.
  7. Cuối cùng là… bạn còn chờ gì nữa mà không thưởng cho người bạn nhỏ đã hợp tác tốt nào.

Vệ sinh tai bao lâu một lần? Tai là một bộ phận có cơ chế tự làm sạch. Đó là lý do phần lớn các bạn nhỏ có đôi tai khỏe và sạch. Việc rửa tai quá thường xuyên hoặc lạm dụng nước rửa tai có thể làm thú khó chịu và mất cân bằng pH ở niêm mạc tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển. BSTY sẽ cho bạn lời khuyên về tần suất lau tai dựa trên tình trạng của từng bạn cún/mèo (mức độ ráy tai, viêm tai, nấm tai…).

Một số lưu ý nè:

  • Một số cún giống Cocker Spaniels có đặc tính ráy tai nhiều quá mức (do di truyền)
  • Cún có ống tai dài, như giống Bassets, có thể có tình trạng ráy tai tích tụ nhiều
  • Giống English Bulldog có nhiều nếp gấp trong tai, thường có vấn đề về da và dị ứng nên dễ dẫn đến viêm tai
  • Các dòng Poodle thường có lông mọc trong tai, có khi tạo thành búi lông, làm tai dễ bị viêm
  • Cún có cơ địa dị ứng hoặc thích bơi lội dễ tích tụ nhiều ráy tai.

Khi nào cần đến bác sĩ? Khi cún/mèo có một trong các dấu hiệu sau:

  • Biểu hiện đau khi bị đụng vào tai hoặc không muốn bạn chạm vào.
  • Tai có mùi hôi hoặc có dịch chảy ra từ tai
  • Thường xuyên lắc đầu, gãi hoặc dụi tai
  • Tai sưng
  • Cún/mèo cần vệ sinh tai và bạn không thể tự làm tại nhà

Vệ sinh tai cho Boss không quá khó bạn nhỉ? Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, bạn thực hành thành công thì đừng ngại gửi phản hồi cho Petcare nhé. Vì Petcare luôn đồng hành cùng bạn trong việc chăm sóc thú cưng!

]]>
Làm thế nào để đối phó với BOSS tồi https://ku3936.online/lam-the-nao-de-doi-pho-voi-boss-toi/ Sat, 20 May 2023 14:01:16 +0000 https://ku3936.online/?p=6699 Nếu bạn đang có một em chó ngoan ngoãn, một em mèo ngọt ngào, tình cảm thì xin chúc mừng bạn, bạn thật may mắn! Vì thực tế vẫn còn nhiều bạn Boss có hành vi xấu xí, và người chủ, dù hết lòng yêu thương nhưng cũng rất phiền lòng.

Thử tưởng tượng bạn về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng thì trước mặt bạn là một bãi chiến trường đầy giấy báo bị xé nát, đôi giày yêu quý bị gặm 1 chiếc, bộ sofa bị cào hay thoang thoảng mùi “nước hoa đặc biệt” của Boss. Đúng là một ngày tồi tệ và bạn chỉ muốn sa thải ngay lập tức Boss của mình. Hãy hít một hơi thật sâu lấy lại bình tĩnh và thử một vài bí quyết sau trước khi đưa ra quyết định nhé.

Cắn và hung hăng

Đây là một trong những hành vi xấu phổ biến trên chó. Nếu là một Baby Boss hoặc một Boss đã lớn quen nuông chìu thì lời khuyên của Petcare là nên cho Boss đi học. Bạn nên tìm một cơ sở uy tín hay gia sư giúp Boss cư xử tốt hơn. Còn nếu như bạn không có điều kiện thì áp dụng biện pháp ngăn chặn trước: với Boss không thích bị làm phiền khi ăn thì cho ăn một mình trong phòng, với Boss ghét người lạ thì cho ở phòng khác khi nhà có khách…

Một lưu ý quan trọng là bạn không nên phạt Boss quá nặng, vì trừng phạt chỉ gây tổn thương về tinh thần mà không cải thiện được hành vi xấu.

Đi vệ sinh bừa bãi trong nhà

Bạn có nghĩ Boss có vấn đề sức khỏe không? Bệnh về đường tiết niệu hoặc tiêu hóa có thể làm cho Boss mất kiểm soát tiêu tiểu.

Đối với mèo thì khay cát rất quan trọng. Bạn có vệ sinh khay cát sạch không? Loại cát, thương hiệu, độ sâu, loại khay, vị trí khay có đúng ý Boss? Trên mèo việc đi bậy còn có ý nghĩa đánh dấu lãnh thổ hoặc biểu hiện của sự lo âu, căng thẳng. Xung quanh hoặc trong nhà bạn có mèo lạ không? Nhà bạn có sửa chữa hay có bất kỳ sự thay đổi nào không?

Để biết thêm chi tiết về hành vi xấu xí này trên mèo, bạn có thể tham khảo thêm bài viết Rắc rối và giải pháp khi Mèo đi vệ sinh bừa bãi?

Cắn phá đồ đạc

Đây là hành vi do bản năng thích khám phá, gây sự chú ý hoặc dùng để xả stress, thường gặp ở chó con, chó thừa cân đang ăn kiêng, chó lo âu khi chủ vắng nhà. Ở những Boss cắn phá do thói quen, bạn có thể áp dụng các cách sau:

  1. Cho Boss tập thể dục cường độ nặng hằng ngày
  2. Khuyến khích nhai đồ chơi, thưởng khi làm đúng
  3. Giám sát chặt chẽ: luôn trông chừng hoặc cho Boss ở nơi an toàn khi một mình
  4. Xịt thuốc chống nhai khá hữu ích trong việc kềm chế nhai gặm

Bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết Cách hạn chế hành vi nhai gặm ở chó

   

Vẻ mặt ngây thơ vô số tội của thủ phạm và bãi chiến trường của Tom

 

Cào đồ đạc trong nhà ở mèo

Bạn đã mua một bộ cào móng hoành tráng nhưng Boss vẫn thích cào ghế sofa hay thảm tập Yoga của bạn? Petcare khuyên bạn nên thử một trụ cào móng khác: đa số mèo thích trụ vải hoặc trụ thảm, còn số khác lại thích gỗ hoặc sợi thừng. 9 Boss 10 ý mà!

Bạn nhớ thưởng khi Boss có hành vi tốt nha: thưởng 1 miếng nhỏ khi mèo đến gần trụ cào, và thưởng 2-3 miếng khi mèo tiếp xúc. Dần dần, Boss sẽ cào đúng nơi bạn muốn thường xuyên hơn.

Một lần nữa, đặc biệt trên mèo, việc trừng phạt không đem lại hiệu quả mà chỉ làm tổn thương mối quan hệ của Boss với bạn.

Hành vi xấu xí nào cũng có thể cải thiện được nếu bạn đủ kiên nhẫn và tình yêu thương. Hãy bỏ chút công sức và thời gian, rồi những ngày vui vẻ của bạn và Boss sẽ đến!

]]>