Bệnh do Feline calicivirus ở mèo
Biểu mô bị ảnh hưởng nhẹ sau khi calicivirus gây ra vết loét ©Susann-Yvonne Mihaljevic
Feline calicivirus (FCV) và Feline herpesvirus là virus có khả năng lây truyền cao và là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh ở đường hô hấp trên của mèo. Đây là virus phổ biến và gây bệnh cho mèo ở khắp nơi trên thế giới.
FCV được lây truyền như thế nào ?
Mèo chảy dãi nhiều do miệng bị loét
Feline calicivirus (FCV) là virus được lây truyền qua:
• Tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết từ mắt và mũi.
• Hít phải dịch hắt hơi.
• Sử dụng chung tô thức ăn và khay vệ sinh.
• Môi trường sống bị ô nhiễm (bao gồm các vật dụng chăm sóc lông và tấm trải ổ nệm) – FCV có thể sống được đến một tháng trong môi trường, nhưng thông thường virus tồn tại từ 7-14 ngày.
Triệu chứng của bệnh do FCV gây ra
Nhiễm bệnh nghiêm trọng ở đường hô hấp trên – đây là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh do FCV gây ra. Các triệu chứng thường gặp bao gồm hắt hơi, chảy dịch mắt và mũi, viêm kết mạc, loét lưỡi, mệt mỏi, giảm hoặc bỏ ăn và sốt. Triệu chứng sẽ kéo dài nhiều ngày đến nhiều tuần. Ở mèo con virus còn có thể gây sưng phổi.
Sưng lợi và màng miệng
Đi khập khiễng – thỉnh thoảng triệu chứng viêm khớp xuất hiện, đặc biệt ở mèo còn nhỏ. Triệu chứng này thường ngắn, kéo dài khoảng vài ngày, và thường sẽ đi kèm các dấu hiệu nhiễm bệnh ở đường hô hấp trên.
Mèo bị nhiễm FCV đi khập khiễng ©Uwe Truyen
Vết lở lưỡi dạng bản đồ đặc trưng của mèo bị nhiễm FCV ©Marian C. Horzinek
Nhiễm virulent systemic FCV (vsFCV virus) – chủng virus Calici gây độc toàn thân: Trong các trường hợp hiếm gặp, một số mèo bị nhiễm chủng mạnh hơn của calicivirus là vsFCV. Đây là chủng virus đột biến khiến bệnh lây nhiễm qua các cơ quan khác và các tế bào thông qua mạch máu gây ra các bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, viêm gan, viêm tụy, da bị sưng và loét, xuất huyết ở mũi và ruột. Tuy rất hiếm gặp, nhưng khoảng 50% số mèo bị nhiễm bệnh có thể chết.
Mèo nhiễm vsFCV bị tróc da lòng bàn chân ©Uwe Truyen
Một chú mèo bị nhiễm vsFCV ©Tim Gruffydd-Jones
Vết thương đang khô và vết loét của một chú mèo bị nhiễm vsFCV ©Tim Gruffydd-Jones
Chẩn đoán
Trong phần lớn trường hợp, bác sĩ thường không cần dùng phương pháp chẩn đoán chuyên biệt cho bệnh do calicivirus gây ra. Qua các triệu chứng điển hình của bệnh ở đường hô hấp trên là đủ để chẩn đoán mèo bị nhiễm calicivirus – FCV (hoặc herpesvirus – FHV). Nếu cần phương pháp chẩn đoán chuyện biệt, tăm bông thấm dịch mắt hoặc mũi của mèo bệnh sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để xác định bằng cách nuôi cấy trong môi trường thích hợp hoặc sử dụng phương pháp PCR (1 kỹ thuật phân tử để xác định vật liệu gen của virus).
Điều trị và kiểm soát sự truyền nhiễm của FCV
Bệnh do FCV thường phức tạp hơn do nhiễm khuẩn thứ phát, vi vậy bác sĩ thường dùng kháng sinh để hỗ trợ việc điều trị. Mèo cần được chăm sóc ngay lập tức, đồng thời có thể cần truyền dịch và bổ sung dinh dưỡng trong một số trường hợp nghiêm trọng. Phương pháp cho thở sương ấm hoặc dùng máy xông thuốc có thể cải thiện tình trạng nghẹt mũi nặng và trong trường hợp mèo không thể ngửi được mùi thức ăn, có thể đựng thức ăn ấm trong lon hoặc túi để mùi được nồng hơn.
Trong một đàn mèo, cần cách li ngay nếu mèo có biểu hiện bệnh, và đảm bảo điều kiện vệ sinh nghiêm ngặt để tránh lây nhiễm. Cần dùng riêng dụng cụ ăn uống, khay cát và các vật dụng khác,… và rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc.
Vắc xin phòng bệnh do FCV
Mèo cần được tiêm chủng để phòng bệnh do FCV, đối với mèo con nên tiêm 2 hoặc 3 mũi bắt đầu từ 8 tuần tuổi. Mèo nên được tiêm nhắc lại lúc 1 năm tuổi, và sau cần được tái chủng định kì 1-3 năm/ lần.
Vắc xin không hoàn toàn ngăn ngừa được bệnh do FCV nhưng sẽ giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hiện nay, có rất nhiều chủng virus nên khó để tạo ra loại vắc xin có thể phòng được tất cả mọi chủng. Một số loại vắc xin mới có chứa nhiều hơn 1 chủng FCV để đem lại tác động bảo vệ tốt hơn.
Lược dịch từ:
Ảnh: